Nghị luận Mạc_Cửu

Xuất phát từ góc độ lịch sử phát triển Hoa kiều, học giả Đái Khả Lai đánh gia rất cao về Mạc Cửu, chỉ ra ông Mạc có chỗ khác biệt với Dương Ngạn ĐịchTrần Thượng Xuyên - hai nhân vật cấp lãnh tụ Hoa kiều Việt Nam sống ở Mỹ ThoBiên Hoà trong cùng thời kì. Vì nguyên do Dương Ngạn ĐịchTrần Thượng Xuyên chỉ là "thần bộc" của triều nhà Nguyễn Việt Nam. Hà Tiên mặc dù trên danh nghĩa là nước nhỏ phụ thuộc nước lớn của triều nhà Nguyễn hoặc Xiêm La, nhưng mà có khả năng duy trì tự chủ chính quyền trong khoảng thời gian dài. Ngoài ra, người ta lại nêu ra rằng ông Mạc hết lòng hết sức chiêu nạp người dân của các nhân chủng có màu da khác nhau, và lại kiên nhẫn không đổi trước tình hình kẻ thù mạnh giày xéo dân tộc, đã giữ gìn sự phồn vinh của Hà Tiên, được xưng tụng là "đã viết xuống một trang huy hoàng trong lịch sử Hoa kiều".[16]

Học giả Quách Chấn Đạc và Trương Tiếu Mai thì cho biết, một nhóm nhân sĩ Hoa kiều lấy Mạc Cửu làm người đứng đầu, bản thân giỏi về cày ruộng trồng trọt, nghề thủ công và kinh doanh buôn bán, có lợi cho sức sản xuất kéo cả Hà Tiên, "đã làm ra cống hiến cực kì to lớn cho sự phát triển kinh tế ở miền nam Việt Nam".[17]

Học giả Pháp Paul Boudet tán dương đối với việc khai phá mở mang Hà Tiên của Mạc Cửu, nói rằng: "vùng đất hoang sơ lạc hậu, dân cư thưa thớt này, tuy chưa được Mạc Cửu kiến tạo thành một thiên đường vui chơi trong dân chúng như nguyện vọng, nhưng ít nhất cũng đã được biến thành một vùng đất có thể ở được và tụ tập đông đúc".[18]